Quy trình bảo dưỡng xe huyndai đúng cách

Bảo dưỡng xe định kỳ là một trong những công việc mà chủ xe cần phải làm nếu muốn duy trì tuổi thọ của xe. Nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc chăm sóc và bảo dưỡng xe thì đừng lo. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về quy trình và bảng giá khi bảo dưỡng xe huyndai. Chắc chắn rất hữu ích đấy nhé.

1. Lần bảo dưỡng xe huyndai đầu tiên

Nhằm đảm bảo cho chiếc xe của bạn được chăm sóc một cách tốt nhất và có thể hoạt động an toàn thì lần bảo dưỡng xe huyndai đầu tiên nên diễn ra khi đồng hồ của xe báo đã chạy được 1.000 km hoặc khi xe của bạn đã chạy được khoảng 1 tháng. Bạn nên đem chú xế của mình đến các trung tâm dịch vụ Huyndai để được kiểm tra và tiến hành những điều chỉnh cần thiết trong giai đoạn quan trọng này.

2. Lịch bảo dưỡng xe Huyndai định kỳ

Lịch bảo dưỡng ô tô được qui định trong “Sách hướng dẫn sử dụng”. Lịch bảo dưỡng này được thiết kế để giúp chiếc xế thân yêu của bạn đạt hiệu suất hoạt động tốt, có độ bền và độ tin cậy lớn và đảm bảo cho quyền lợi bảo hành xe của bạn có giá trị.

Lịch kiểm tra định kỳ được quy định là khi đồng hồ của xe báo đã đi được những mốc sau:  1.000KM, 5.000KM, 10.000KM, 20.000KM, 30.000KM, 40.000KM, 50.000KM, 60.000KM, 70.000KM, 80.000KM, 90.000KM, 100.000KM.

3. Mục đích bảo dưỡng xe huyndai

Mục đích của việc bảo dưỡng xe hyundai định kỳ là để kiểm tra, sửa chữa và thay thế theo một lịch trình nhất định nhằm đảm bảo cho xe hoạt động tốt nhất ở tất cả các bộ phận trên xe. Bảo dưỡng định kỳ giúp xe tránh khỏi hư hỏng nặng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính an toàn cho xe ô tô. Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ cũng giúp xe của bạn vận hành đúng theo các quy định về an toàn giao thông và môi trường.

4. Công việc kiểm tra xe

Các công việc kiểm tra xe hằng ngày bao gồm:

  • Mức nhiên liệu, tình trạng, sự rò rỉ: Chất giải nhiệt động cơ, dầu động cơ, dầu hộp số, dầu trợ lực phanh, bơm dầu trợ lực lái, dầu ly hợp (dùng cho hệ thống thủy lực)
  • Lốp xe: Kiểm tra áp suất lốp, độ mòn hoặc hỏng hóc.
  • Thiết bị hoạt động: Hệ thống đèn, kèn, phanh dừng, hệ thống lái, bàn đạp ly hợp, bàn đạp phanh.
  • Hệ lưu dẫn: Kiểm tra bộ phận tách nước và ống dẫn lưu nếu cần thiết.
Các công việc khi kiểm tra xe Huyndai
Các công việc khi kiểm tra xe Huyndai

Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Hy vọng chiếc “xế hộp” của bạn sẽ luôn hoạt động một cách an toàn và hiệu suất nhất nhé.

[     Tham khảo thêm: