Kinh nghiệm lái xe mazda 3 khi qua đèo dốc bạn nên biết để tránh

Xe ô tô ngày nay được thiết kế để tạo sự thoải mái nhất cho người sử dụng trong mọi điều kiện vận hành. Vậy khi lái xe trên đường đối núi, đường đèo thì cần thao tác ra sao để đảm bảo an toàn và tiết kiệm nhiên liệu nhất. Qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm lái xe Mazda 3 khi qua đeo dốc.

1. Các tình huống có thể sảy ra nguy hiểm

Theo kinh nghiệm lái xe Mazda 3 của tài xế lâu năm, các tình huống có thể xảy ra nguy hiểm khi di chuyển trên đường đèo dốc như:

Khi đổ đèo, tốc độ của xe có xu hướng tăng cao, gây áp lực cho hệ thống phanh hơn. Nếu người lái xử lý phanh không thành thạo thì nguy cơ cháy phanh và mất an toàn rất cao.

Khi vượt xe trên đường đèo, đặc biệt ở những đoạn đường hẹp, thấp tầm nhìn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Khi căn đường: nhiều đoạn có xe đi ngược chiều, đường hẹp, có vị trí sạt lở hay ổ gà khiến việc căn đường khó khăn và nhiều nguy hiểm.

Giữ khoảng cách: Thông thường, khi lái xe trên phố hoặc xa lộ, người lái có thể chỉ cần quan tâm tới khoảng cách của xe phía trước. Tuy nhiên khi di chuyển trên đường đèo dốc, nguyên tắc cần thiết là phải giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và cả xe phía sau để đảm bảo an toàn.

2. Điều chỉnh tư tế lái phù hợp

Theo kinh nghiệm lái xe Mazda 3 của các tài xế lâu năm, khi lái xe đường đèo, đồi núi thì đầu tiên cần điều chỉnh lại tư thế lái. Theo đó, ghế lái nên được điều chỉnh cao hơn một chút và người lái gần vô lăng hơn so với khi trên phố. Tư thế này giúp người lái dễ dàng quan sát phía trước xe, đặc biệt trong trường hợp ôm cua, cua tay áo hay các vị trí sạt lở, chướng ngại vật trên đường…

Tư thế ngồi hết sức quan trọng khi lái xe qua đèo dốc
Tư thế ngồi hết sức quan trọng khi lái xe qua đèo dốc

3. Chuyển số đúng nhịp

Kinh nghiệm lái xe khi leo dốc, nếu không quen xe hoặc là người mới lái xe thì nên để xe ở chế độ D bình thường, xe sẽ tự động xử lý tùy theo tốc độ và tải trọng sẽ điều chỉnh cấp số phù hợp. Với những người có kinh nghiệm lái xe Mazda 3 lâu năm và quen xe có thể chuyển sang chế độ chuyển số bằng tay. Khi đó quá trình chuyển số sẽ hoàn toàn chủ động, tiện lợi và nhanh chóng hơn.  Còn khi đổ đèo thì nhất thiết cần chuyển sang chế độ chuyển số bằng tay. Nếu để chế độ D khi đổ đèo, xe sẽ có xu hướng tăng tốc độ, gây nguy hiểm khiến người lái thường xuyên phải đạp phanh.

Trước khi di chuyển hãy kiểm tra xe kỹ lưỡng
Trước khi di chuyển hãy kiểm tra xe kỹ lưỡng

Thông thường, ngay khi chuyển sang chế độ chuyển số bằng tay, hộp số sẽ chuyển về số 3. Nếu xe tiếp tục tăng tốc, người lái cần chuyển số về số 2 để kiểm soát được tốc độ mong muốn. Nếu trong trường hợp con dốc quá gắt và tốc độ của xe tiếp tục có xu hướng tăng cao, người lái cần tiếp tục chuyển cần số về số 1. Khi lựa chọn được cấp số phù hợp, kiểm soát được tốc độ di chuyển của xe, người lái có thể thoải mái lái xe và ít khi phải sử dụng phanh. Như vậy, việc sử dụng tính năng phanh động cơ sẽ phát huy hiệu quả khi xe phải đổ dốc trong thời gian dài.

4. Tiếp ga đúng lúc

Khi chuẩn bị lên đèo hay tới khúc cua người lái có xu hướng giảm ga để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, việc tăng ga sau đó như thế nào để đảm bảo xe có đà song vẫn tiết kiệm nhiên liệu nhất, mạnh mẽ nhất?

Theo các lái xe dày dạn kinh nghiệm lái xe oto, người lái xe trên đường đèo dốc cần biết lợi dụng đà của xe để dễ dàng leo dốc hay vượt chướng ngại vật. Khi chuẩn bị thoát cua (chưa thoát cua hẳn), người lái nên tiếp ga ngay lập tức một cách từ từ và nhẹ nhàng. Bởi thông thường, chân ga cần có khoảng thời gian từ 1 -1.5 giây để bắt nhịp. Việc đặt chân vào bàn đạp ga ngay khi xe chuẩn bị thoát cua sẽ giúp xe có đà tốt hơn, dễ dàng thoát cua và có leo dốc mạnh mẽ hơn, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu.

Hình ảnh minh họa trên đường đèo dốc
Hình ảnh minh họa trên đường đèo dốc

Với người có kinh nghiệm lái đổ đèo thì ngược lại: giảm ga hoặc rà phanh khi chuẩn bị tới khúc cua. Khi thoát hẳn khúc cua mới tiếp ga để xe luôn trong trạng thái ổn định và an toàn về tốc độ. Có một sự thật là khi chúng ta đổ đèo, ở số thấp, số vòng tua tăng cao thì mức tiêu hao nhiên liệu không quá cao vì mức nhiên liệu phụ thuộc vào chân ga. Khi đổ đèo sử dụng tính năng phanh động cơ, không đạp ga thì mức tiêu hao nhiên liệu rất ít.

Bạn muốn xem thêm: